Giai đoạn đầu mang thai là thời điểm cơ thể người mẹ có rất nhiều sự biến đổi cả về thể chất lẫn tâm lý. Nhất là với những người mẹ mang thai con đầu lòng chưa có nhiều kinh nghiệm, nếu ở đã ra ở riêng lại càng lọng cọng trong việc chăm sóc bản thân mình. Với mẹ bầu thì chế độ ăn uống, thói quen sinh hoạt sẽ có nhiều khác biệt so với những người xung quanh.
Trong bài viết này chúng tôi mang đến cho bạn một số những điều kiêng kỵ trong 3 tháng đầu mang thai. Giúp thai phụ có một thai kỳ khoẻ mạnh và vui vẻ chào đón thiên thần của gia đình.
Mục lục:
Chú ý đến chế độ dinh dưỡng
Chế độ dinh dưỡng là nguồn sống chính nuôi dưỡng con người cũng như duy trì sự sống của chúng ta. Với mẹ bầu thì cung cấp dinh dưỡng đầy đủ lại càng quan trọng hơn, vì khi cơ thể mẹ khoẻ thì mới đúng sức đủ chất để nuôi lớn thai nhi trong bụng. Nhiều người thường bảo rằng mẹ bầu nên ăn khẩu phần của 2 người vì giờ đây cơ thể họ có thêm một thành viên nữa.
Tuy nhiên điều này chưa hẳn là đúng vì không phải bà bầu nào trong suốt thai kỳ cũng có cảm giác thèm ăn. Có nhiều người mẹ lúc mang thai số cân không tăng quá nhiều, chế độ ăn uống mỗi ngày cũng không nhiều duy trì ở mức vừa đủ. Thậm chí 3 tháng đầu còn có người gặp phải tình trạng nghén nặng, chán ăn và hay mệt mỏi. Vì thế mẹ bầu chỉ cần ăn uống đầy đủ chất là được, các thông số cơ thể ở mức ổn định là an toàn cho cả mẹ và bé.

Một số mẹ bầu rất sợ bản thân sẽ tăng cân mất kiểm soát do mang thai vì thế đã hạn chế việc ăn uống rất nhiều. Tuy nhiên bạn chỉ nên hạn chế những thức ăn không tốt còn những thực phẩm giàu dinh dưỡng vẫn nên cung cấp cho cơ thể. Vì chất dinh dưỡng sẽ hỗ trợ trẻ phát triển trí não, tăng cường thể trạng sau khi ra đời.
Không vận động thể thao quá mạnh
Thể dục thể thao là một hoạt động cần thiết giúp con người thư giãn gân cốt, máu huyết lưu thông và đem đến tinh thần tỉnh táo. Tuy nhiên nếu bạn đang mang thai thì nên chú ý đến tần suất vận động này, có thể chọn những bộ môn thể thao nhẹ nhàng hơn. Trong thời điểm vừa mang thai em bé rất nhỏ nếu vận động quá mạnh có thể tăng nguy cơ sảy thai, tuột túi thai.

Thay vì vận động gym ở cường độ mạnh như lúc trước bạn có thể thay bằng bộ môn đi bộ, Yoga dành cho mẹ bầu. Tập hít thở cũng là một giải pháp giúp mẹ bầu khoẻ mạnh và không còn căng thẳng vì việc mang thai. Yoga là một bộ môn vô cùng phù hợp với thai phụ vì vừa giúp họ xã stress, vừa kiểm soát cân nặng, ngoài ra còn hỗ trợ cho việc sinh thường trở nên dễ dàng hơn.
Không tự ý dùng thuốc khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ
Có rất nhiều tình huống nguy hiểm khi các mẹ bầu tự ý sử dụng thuốc để điều trị một số triệu chứng xuất hiện khi mang thai như mẫn ngứa, nổi mụn, thâm sạm,…Ngoài ra, khi cơ thể bị cảm cúm, cảm lạnh thông thường mẹ bầu sẽ không được dùng thuốc chỉ được dùng đồ bổ hoặc trái cây để tăng sức đề kháng cho cơ thể.
Mẹ bầu nên nhớ rằng bạn ăn hoặc uống bất kỳ thực phẩm nào chúng cũng sẽ đi qua thai nhi gây ảnh hưởng đến sự phát triển của con. Đó là lý do vì sao trong suốt thai kì ngoài những loại vitamin cần thiết thì mẹ bầu không nên uống bất kỳ loại thuốc nào. Trừ những trường hợp thai phụ có bệnh nên sẽ được chỉ định sử dụng thuốc phù hợp, đừng tự ý sử dụng bất kỳ thuốc nào theo lời khuyên bảo của bất kỳ ai.
Chú ý đến vận động quan hệ tình dục
Có thể nói rằng tình dục là một nhu cầu rất cần thiết của con người, thai phụ tuy đang có mang nhưng sự thay đổi của nội tiết tố cũng sẽ khiến ham muốn của họ tăng hoặc giảm bất ngờ. Không ít mẹ bầu trong suốt thai kỳ lượng ham muốn tình dục rất lớn, họ muốn được gần gũi ân ái với chồng nhiều hơn cả khi chưa mang thai.
Theo ông bà xưa của chúng ta thì khuyên rằng nên kiêng quan hệ hết cả thai kỳ, tuy nhiên nếu ham muốn của mẹ bầu quá cao sẽ khiến họ cảm thấy khó chịu. Nếu không được giải toả sẽ khiến họ cảm thấy khó chịu, tâm lý căng thẳng không tốt cho quá trình mang thai. 3 tháng đầu mang thai bạn nên kiêng quan hệ để ổn định tình trạng sức khoẻ cho thai nhi.
Khi mọi thứ ổn định vợ chồng có thể gần gũi nhưng hãy chọn lựa những tư thế dễ chịu nhất để không làm đau mẹ và bé. Việc kiêng quan hệ xuất phát từ mục đích bảo vệ em bé trong bụng, chúng rất nhỏ và rất dễ bị tổn thương. Hãy nâng niu, trân trọng người mẹ lẫn thai nhi vì họ là những đối tượng nhỏ nhắn và đáng yêu nhất.
Tránh áp lực trong công việc
Theo nội quy của nhà nước thì mẹ bầu vẫn có thể làm việc cho đến tháng thứ 6 thai kỳ, và bắt đầu chế độ thai sản sớm hay muộn là do mong muốn của gia đình. Trong quá trình làm việc sẽ không tránh khỏi những áp lực, căng thẳng từ lãnh đạo, động nghiệp. Vì thế mà nhiều mẹ bầu đã rơi vào khủng hoảng hoặc thậm chí là trầm cảm vì áp lực của công việc.

Tâm lý căng thẳng, mệt mỏi vì cường độ làm việc cao sẽ dễ khiến mẹ bầu có nguy cơ sản thai hoặc thai lưu. Tâm lý trong quá trình mang thai vô cùng quan trọng, vì chúng ảnh hưởng trực tiếp đến sinh lý. Khiến mẹ bầu cảm thấy khó chịu, ăn uống không được thoải mái, mất ngủ và lo âu nhiều hơn. Chính vì lý do này nếu bạn cảm thấy quá khó chịu hãy xin thai sản sớm để bảo vệ sức khoẻ cho cảm mẹ và bé.
Không sử dụng thuốc lá, chất kích thích, rượu bia
Thuốc lá, chất kích thích, rượu bia là những điều tối kỵ đối với mẹ bầu, vì chúng sẽ ảnh hưởng trực tiếp với hệ thần kinh của trẻ. Khiến em bé sau khi sinh ra đời dễ gặp các tình trạng như chậm phát triển, sức đề kháng yếu bẩm sinh và một số những căn bệnh không mong muốn khác. Trước khi sử dụng bất kỳ thực phẩm nào hãy nghĩ đến con của bạn đầu tiên, vì con mà tập những thói quen tốt cho sức khoẻ.
Với phụ nữ nghĩa vụ sinh con và làm mẹ là thiên chức do ông Trời ban tặng. Cảm giác mang thai con 9 tháng 10 ngày và lúc vượt cạn là những cảm xúc tuyệt vời mà không một ai thấu hiểu được. Con cái là quà tặng là cái duyên mà chúng ta được ban tặng hãy yêu thương, chăm sóc chúng thật tốt. Dạy con những điều ý nghĩa để trở thành con người có ý trước khi trở thành người thành công.