Dấu hiệu mang thai khác với Kỳ kinh nguyệt – 5 dấu hiệu chính xác nhất

Cơ thể phụ nữ khá là nhạy cảm, bất kỳ vấn đề xảy ra trong cơ thể họ đều có những dấu hiệu báo trước. Điển hình như chu kỳ kinh nguyệt hàng tháng cũng được báo trước bằng những dấu hiệu như đau bụng dưới, nổi mụn, mệt mỏi,…Còn một giai đoạn nữa khiến cơ thể người phụ nữ bị thay đổi rõ rệt chính là quá trình mang thai.

Chúng ta thường bị nhầm lẫn dấu hiệu giữa mang thai và kỳ kinh nguyệt, vậy làm sao để phân biệt 2 giai đoạn này đây?

Những dấu hiệu mang thai khác với kỳ kinh nguyệt

Máu bào thai

Máu bào thai là một dấu hiệu ở những tháng đầu thai kỳ mà hầu như nhiều mẹ bầu đều gặp phải. Thông thường nếu bạn chưa nhận ra được cơ thể mình đang mang thai nếu âm đạo ra máu bất thường sẽ cảm thấy rất lo sợ và hoang mang. Một số khác nghĩ rằng mình đang bị viêm nhiễm âm đạo hoặc một sộ bệnh về tử cung nên mới gặp trường hợp ra máu bất thường.

Máu bào thai là dấu hiệu mang thai dễ nhận biết
Máu bào thai là dấu hiệu mang thai dễ nhận biết

Màu bào thai có một đặc trưng bạn có thể dễ dàng nhận ra như có màu đỏ tươi và số lượng rất ít, và cũng không ra quá nhiều và quá lâu. Thường thì thai kỳ từ tuần thứ 1 đến thứ 4 thì tình trạng máu bào thai sẽ xuất hiện, để chắc chắn về việc mang thai khi thấy máu bào thai bạn nên kiểm tra bằng que hoặc thăm khám bác sĩ.

Đau ngực

Bạn nên phân biệt rõ giữa việc đau ngực khi mang thai và khi chuẩn bị kinh nguyệt. Với mang thai thì tình trạng đau ngực hầu như kéo dài cả thai kỳ, vì đây là lúc tuyến sữa hoạt động, vù bị căng tức và thay đổi về kích thước. Mỗi người mẹ sẽ có thời gian sản xuất sữa khác nhau, một số do công việc phải cai sữa sớm cho bé, một số khác cho bú cho đến khi bé 18 tháng.

Đau ngực khi có kinh chỉ diễn ra từ 3 -4 ngày và cao nhất là tầm 1 tuần, cho đến khi dâu rụng thì cơn đau này cũng không còn. Mỗi khi ngực bị căng tức sẽ tăng kích thước, sau khi hết đau sẽ trở về trạng thái kích thước ban đầu. Đó là những khác biệt lớn nhất bạn có thể phân biệt giữa dấu hiệu mang thai và tới kỳ kinh nguyệt.

Mệt mỏi nhiều hơn

Thông thường phụ nữ vào kỳ kinh hay vào thời điểm rụng trứng cũng hay cảm thấy mệt mỏi, nhưng cảm giác này kéo dài tầm 1-2 ngày và biến mất hoàn toàn. Mệt mỏi của người mang bầu dễ khiến họ cảm thấy kiệt sức nếu cứ gắng sức có thể bị ngất và nguy hiểm với em bé trong bụng. Nhiều chị em không nhận ra được cơ thể mình mang thai nên có những hoạt động mạnh khiến tổn hao sức khoẻ và tăng nguy cơ sảy thai.

Cái mệt mỏi của người mang thai ngày càng nhiều hơn khi họ bắt đầu vào giữa thai kỳ. Những tháng cuối thai kỳ, em bé phát triển khá lớn, bụng to hơn, di chuyện khó khăn khiến người mẹ luôn trong trạng thái mệt mỏi và khó chịu. Đó là những điều khác biệt giữa mang thai và kỳ kinh nguyệt về vấn đề mệt mỏi.

Co thắt vùng bụng dưới

Vùng bụng dưới là vị trị của tử cung cũng là nơi mà em bé sẽ được nuôi dưỡng, đó là lý do vì sao mà da và mỡ ở bụng dưới dày hơn ở phần bụng trên. Tử cung là một bộ phận quan trọng nói lên được khả năng làm mẹ của người phụ nữ, vì thế mà chúng ta nên để ý đến chúng nhiều hơn. Khi mang thai vùng bụng dưới thường có những cơn co thắt khác với cái đau âm ỉ khi chuẩn bị tới tháng.

Co thắt bụng dưới là một triệu chứng mang thai rất bình thường
Co thắt bụng dưới là một triệu chứng mang thai rất bình thường

Sự co thắt này sẽ mạnh mẽ hơn khi bé bắt đầu lớn hơn trong cơ thể người mẹ. Một phần do con bắt đầu hoạt động chân tay, đạp vào bụng mẹ gây nên những cơn cơ thắt thế này. Mặt khác là do vấn đề về nội tiết tố, máu lưu thông khiến tử cung co bóp không ngừng. Nhưng nếu trong thai kỳ bạn thường xuyên cảm thấy sự co thắt dữ dỗi, đau đớn không chịu được thì nên đến bác sĩ kiểm tra vì đó là một dấu hiệu của thai ngoài tử cung.

Thói quen ăn uống thay đổi

Với phụ nữ thói quen ăn uống sẽ có sự thay đổi khi tới tháng, thèm ngọt thèm ăn nhiều hơn những giai đoạn khác. Tuy nhiên với người mang thai thì việc ăn uống cũng trở nên kỳ lạ hơn trước. Điển hình như họ thèm ăn duy nhất một món ăn nào đó và cảm thấy chán ghét những món ăn mà trước đây bản thân rất yêu thích. Thậm chí họ có thể ăn duy nhất một món suốt 9 tháng thai kỳ mà không cảm thấy ngán.

Phụ nữ mang thai là lúc cơ thể có rất nhiều sự thay đổi về cả thể chất lẫn tâm lý. Cân nặng thay đổi, tâm sinh lý của thay đổi, họ cần sự quan tâm cũng như thời gian để thích ứng những thai đổi này. Mang thai và chu kỳ kinh nguyệt tuy có nhiều dấu hiệu tương đồng nhưng thực tế chúng có khác biệt rất lớn, bạn nên để ý đến cơ thể của bản thân nhiều hơn.

Sạm màu quần vú có phải là một dấu hiệu mang thai?

Sạm màu quần vù là một dấu hiệu thường thấy đối với phụ nữ mang thai, do nội tiết tố thay đổi, tuyến sữa ở vú hoạt động mạnh mẽ khiến cho màu sắc quần vú bị thay đổi. Càng về cuối thai kì quần vú sẽ càng sạm màu, không chỉ quần vú mà còn ở vùng nách cũng bị thâm sạm đi rất nhiều. Đó là do lượng nội tiết tố nữ tăng cao bất ngờ làm cho những vùng da này bị thay đổi màu sắc.

Căng ngực và sạm quần vụ là những tình trạng chung của thai phụ
Căng ngực và sạm quần vụ là những tình trạng chung của thai phụ

Tuy nhiên tình trạng thâm sạm sẽ thuyên giảm sau khi sinh nở, kết hợp cùng những giải pháp trị liệu dân gian sẽ cải thiện được tình trạng thâm sạm. Chị em phụ nữ đừng quá lo lắng về tình trạng da thâm đen vì mang thai, theo thời gian chúng sẽ dần hồi phục và trở lại bình thường. Quan trọng là quá trình dưỡng da và bảo vệ cơ thể thật tốt thì cơ thể người mẹ sẽ nhanh chóng trở lại bình thường.

Đi tiểu nhiều có phải là do mang thai không?

Tình trạng đi tiểu nhiều là một điều rất bình thường của thai phụ. Do quá trình mang thai, bụng dần lớn hơn từng ngày chèn vào bóng đái khiến người mẹ đi tiểu nhiều hơn. Bạn đừng quá lo lắng vì sao bản thân đi tiểu quá nhiều ảnh hưởng đến sức khoẻ, thực tế đó là một triệu chứng rất bình thường của phụ nữ mang thai.

Trong trường hợp bạn không mang thai nhưng tần suất đi tiểu rất nhiều trong lần, có thể là do bạn uống nhiều nước và hoạt động trong phòng có máy lạnh. Ngoài ra có thể là do tốc độ thận lọc quá nhanh, thường xuyên cảm thấy mắc tiểu, còn một số nguyên nhân khác do bệnh lý gây ra. Nếu tình trạng đi tiểu ngày càng nhiều, bạn nên đến gặp bác sĩ để được kiểm tra tỉ mỉ.

Chuyện bầu bí