Chắc chắn một điều rằng dù bạn thuộc tuýp người hướng ngoại, lạc quan cũng sẽ từng một lần trong đời cảm thấy vô cùng chán nản trong cuộc sống. Cảm giác chán nản như một gia vị của cuộc đời, nó giúp bạn nhận ra nhiều điều, giúp bạn biết được đâu là người yêu thường mình. Nhiều người chúng ta chỉ cảm thấy chán nản khi bản thân kém cói, vô dụng không biết cách kiểm soát cảm xúc.
Thực tế thì dù bạn là doanh nhân, bạn có học lực giỏi, được nhiều người ngưỡng mộ thì trước khi đến với thành công bạn đã phải trải qua sự chán nản này.
Mục lục:
Vì sao chúng ta luôn cảm thấy chán nản trong cuộc sống?
Áp lực từ công việc
Xoay quanh cuộc sống của con người luôn có 3 vấn đề chính: công việc, tình cảm, gia đình. Chúng ta không thể cùng một lúc cân bằng được cả ba một cách suôn sẻ nhất. Nếu bạn có một sự nghiệp hoành tráng thì điều bạn phải hy sinh chính là thời gian ở bên gia đình và người yêu của mình. Vì để có một công việc thành công bạn phải dồn hết tâm sức, dành mọi thời gian để đầu tư vào chúng.
Khoảng thời điểm vừa ra trường là thời gian chúng ta dễ cảm thấy chán nản nhất, vì lúc ấy áp lực tìm việc, áp lực kiếm tiền. Khi đã có việc thì áp lực về trách nhiệm, lo lắng bản thân làm chưa tốt sẽ bị trách mắng, sa thải. Hơn cả thế là phải đối mặt với người lãnh đạo khó tính, đồng nghiệp khó chịu khó hoà đồng. Khi lên được ví trí cao hơn thì bắt đầu áp lực về sự canh tranh, về việc phân chia quyền hạn.
Bạn đừng nghĩ rằng làm nhân viên là khó khăn nhất, người khó nhất chính là lãnh đạo, họ vừa phải đáp ứng nhu cầu của công ty vừa phải lo lắng cho nhân viên của mình thoả đáng. Nếu bạn đã chọn được công việc phù hợp thì sự chán nản sẽ giảm đi đôi phần. Nhưng đã thử rất nhiều việc, kiếm rất nhiều công ty, đổi nhiều vị trí mà vẫn chưa tìm được sự phù hợp thì sự chán nản dâng lên cùng cực, khiến chúng ta chỉ muốn buông bỏ tất cả trốn đi.
Áp lực từ những người xung quanh
Con người chúng ta có một nghịch lý khó mà giải quyết được, rõ ràng mỗi người một cuộc sống một lý tưởng riêng. Nhưng một khi nghe ai đó phán xét, đánh giá về cuộc sống của mình thì lại cực kỳ để tâm và đôi khi biến lời nói vu vơ ấy thành một nổi ám ảnh. Đau khổ hơn khi những lời nhận xét tiêu cực ấy lại đến từ chính gia đình của mình, đến người thân cũng không vừa mắt mình thì người dưng ngoài kia sẽ thế nào.

Chúng ta luôn cảm thấy áp lực và để tâm quá nhiều đến lời nói, sự nhận xét từ những người xung quanh để rồi cảm thấy chán nản và tủi thân. Bạn nên nhớ rằng người ấy không phải là bạn, không sống cuộc đời của bạn sẽ không thể nào thấu được cảm giác của bạn. Cớ sao phải đem tiêu chuẩn của người khác áp lên chính mình và biến chúng thành áp lực. Sự chán nản sẽ không thể xoá nhoà được nếu bạn cứ đặt bạn thân mình bên dưới sự phán xét của người khác.
Áp lực từ chính bản thân
Có rất nhiều người đặt tiêu chí rất cao cho bản thân, họ đưa ra nhiều mục tiêu cho cuộc sống của họ. Họ luôn nỗ lực để đạt được những mục tiêu này nhưng lại quên xem xét đến khả năng, điều kiện của chính bản thân mình. Vì muốn làm hài lòng ba mẹ, người lớn trong gia đình chúng ta sẽ tìm mọi cách để hoàn thiện chính bản thân, vô tình biến những mong ước của gia đình trở thành áp lực cho mình.
Sự hy vọng từ bản thân chúng ta mới chính là nguyên nhân dẫn đến sự chán chường, nản lòng. Hy vọng quá nhiều nhưng căn bản bản thân không thể làm hết được, không đủ năng lực để hoàn thành xuất sắc tất cả. Trên thế gian này không có khái niệm hoàn thiện và xuất sắc, mỗi một vấn đề đều có lỗ hỏng, mỗi một con người vần tồn tại mặt xấu.
Cảm thấy chán nản có phải là dấu hiệu của bệnh tâm lý?
Sự chán nản, buồn phiền cũng được xem là một dấu hiệu của bệnh tâm lý, cụ thể là bệnh trầm cảm. Chứng trầm cảm có thể xảy ra với tất cả đối tượng ở mọi lứa tuổi, bạn có thể quan sát bằng những dấu hiệu như thường xuyên chán nản, có tâm lý muốn buông bỏ tất cả. Mất ngủ thời gian dài, chán ăn, không thiết tha làm bất kỳ việc gì và nhất là hay cáu gắt vô cớ.

Bệnh tâm lý là một vấn đề rất khó giải quyết trong thời gian ngắn vì thời gian ủ bệnh khá dài và khởi nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Để chưa dứt bệnh tâm lý chúng ta cần sự sẻ chia từ người xung quanh và nhất là chính bản thân chúng ta phải chống lại những suy nghĩ tiêu cực. Một số nguyên nhân khác dẫn đến bệnh tâm lý có thể là do chấn thương tâm lý do bi kịch cuộc sống.
Nhìn chung bệnh tâm lý đa số sẽ tự có thể khoẻ hẳn nếu bệnh ở mức độ nhẹ và có sự hỗ trợ từ người thân. Chúng sẽ nặng dần hơn khi chúng ta không biết cách chia sẻ với mọi người, quá cố chấp không muốn tâm sự với bất kỳ ai. Hơn thế nữa là cố gắng che đậy bệnh tình, khiến bệnh ngày càng nặng và gây ra nhiều ảnh hưởng với những người xung quanh.
Làm sao để bản thân suy nghĩ tích cực hơn?
Để đảy lùi cảm giác chán nản của chính bản thân mình điều nên làm lúc này là:
- Hãy tâm sự với người mà bạn tin tưởng nhất, có thể là ba mẹ, anh chị, bạn bè hoặc thậm chí là người yêu, chồng,…
- Sắp xếp công việc ổn thoả, nghỉ ngơi một thời gian, có thể đi du lịch hoặc về quê thăm ông bà cũng là một cách để đầu óc thoải mái hơn.
- Tập những thói quen tốt cho bản thân như dậy sớm, viết nhật ký, ngủ sớm, dưỡng da, chăm chút đến bản thân hơn, thường xuyên thể dục thể thao,…
- Dành thời gian ra ngoài cùng bạn bè, cà phê, mua sắm, tâm sự cũng là cách giúp bạn cảm thấy cuộc sống dễ dàng và giảm bớt sự chán nản.
- Chú ý đến thói quen ăn uống của bản thân nhiều hơn vì thiếu dinh dưỡng cũng là một nguyên nhân khiến tâm lý gặp vấn đề.
- Hãy đăng ký học một lớp kỹ năng sống hoặc một môn nghệ thuật mà bản thân yêu thích, đầu tư cho bản thân là cách giúp bạn thoát khỏi sự tự tin của chính mình.

Cuộc sống của chúng ta vô cùng tươi đẹp nếu bạn chọn đúng hướng đi cho chính mình. Suy nghĩ tích cực, sống lạc quan hơn sẽ cải thiện tâm trạng rất nhiều. Hãy vui vẻ mà sống vì được sống đã là một hạnh phúc khó kiếm được.