Ngoài những bữa ăn chính mỗi ngày ra, việc cho trẻ ăn dặm bằng những loại quả, sữa chua cũng là một cách cân bằng dinh dưỡng cho con. Nếu chỉ dừng ở những món ăn chính đôi khi lại thiếu đi một số loại hợp chất như vitamin, chất khoáng, men tiêu hoá có trong những thực phẩm khác. Ngoài ra, những món ăn dặm này lại có hương vị chua ngọt mà em bé nào cũng yêu thích.
Trong bài viết này, chúng tôi mách đến mẹ bỉm cách làm sữa chua hoa quả cho bé, giúp bạn có thêm một công thức ăn dặm giải nhiệt mùa hè cho con trẻ.
Mục lục:
Cách làm sữa chua hoa quả cho bé
Nguyên liệu
- Một số nguyên liệu mẹ bỉm cần chuẩn bị trước khi bắt tay vào làm món sữa chua hoa quả như sau:
- 900ml sữa tươi không đường (bất kỳ loại sữa không đường nào cũng được tuỳ mẹ lựa chọn)
- 1 lon sữa đặc
- 2 hũ sữa chua cái đã lên men (mẹ có thể mua ở ngoài hoặc tự làm tại nhà)
- Một loại hoa quả mà mẹ bỉm có sẵn (táo, dâu, xoài, đu đủ, thanh long,…nhất là những quả mà con thích)
- Một chiếc hũ hoặc bất kỳ vật dụng gì có thể chứa thành phẩm sau khi làm
Nguyên liệu chuẩn bị khá là đơn giản, mẹ bỉm có thể tìm mua ở bất cứ nơi đâu. Giá thành khá rẻ, thành phẩm làm ra đôi khi còn ngon hơn cả những loại sữa chua mẹ thường mua ở siêu thị và tạp hoá. Nhất là những thứ do chính tay mình làm sẽ đảm bảo được vệ sinh an toàn thực phẩm. Tuy nhiên những loại nhà làm thế này sẽ không có thời gian bao quản lâu, nên ăn trong ngày và không nên để trong tủ lạnh quá lâu.
Cách chế biến sữa chua
Cho một lượng nước vừa phải vào nồi khoảng 300 đến 550ml và đun sôi, cho sữa đặc vào tiếp đến là sữa tươi không đường vào. Khi cho hai loại sữa này vào bạn vẫn khuấy đều tay cho đến khi hỗn hợp có bọt sôi lăn tăn ở thành nồi tắt bếp và đem đặt nồi ở nơi thoáng mát. Trong lúc chờ hỗn hợp sữa chua nguội bạn hãy đi trụng nước sôi những chai lọ đựng thành phẩm.

Sau khi trụng bằng nước sôi, tiếp đến đem để phơi khô dưới nắng hoặc chỗ thoáng mát để tiệt trùng. Bước tiếp theo là kiểm tra xem hỗn hợp sữa chua đã nguội chưa, tầm 40 đến 45 độ là phù hợp. Việc tiếp theo là cho 2 hũ sữa chua cái đã chuẩn bị trước vào và khuấy đều. Bạn có thể rây lại một lần nữa để sữa chua được mịn màng hơn, khi thưởng thức hương vị cũng ngon miệng hơn rất nhiều.
Sau khi đã khuấy đều hỗn hợp trên bạn rót vào những hũ thuỷ tinh, chai lọ đã chuẩn bị tiệt trùng trước đó. Công đoạn tiếp theo sẽ quyết định sữa chua của bạn có mùi vị chua chua ngọt ngọt như mong muốn hay không chính là công đoạn ủ sữa. Bạn có thể ủ trong nồi cơm điện, thùng xốp ở bất kỳ đâu cũng được, nhiệt độ để sữa chua có thể liên men ở khoảng 55 độ C.
Thời gian ủ từ 8 đến 12 tiếng đồng hồ là vừa đủ, nếu bạn ủ quá lâu hỗn hợp sẽ khá là chua mùi vị không được thanh ngọt như trước. Vì thế hãy đặt đồng hồ cũng như ghi chép lại thời gian bỏ vào ủ cho đến khi kết thức việc ủ sữa.
Cách sơ chế trái cây
Cách loại trái cây bạn chuẩn bị sẵn để làm sữa chua hoa quả hãy đêm đi rửa thật sạch sau đó thái nhỏ thành từng phần. Đối với xoài bạn nên cắt thành hạt lựu để bé dễ ăn hơn và việc trang trí lên hũ sữa chua cũng dễ dàng hơn. Cho một chút đường vào xoài đã được thái sẵn ngâm từ 15 đến 2o phút, tiếp đó đem lên bếp sên xoài và để nguội.
Nếu bé nhà bạn thích ăn dâu tây thì hãy rửa thật sạch sau đó để ráo, cắt phần cuốn đi. Tiếp đến có thể đem bỏ vào máy xay thành nước và cho lên bếp để nước dâu sệt lại. Tuy nhiên bạn muốn ăn dạng hạt lựu cũng có thể thái nhỏ dâu, ướp với đường để át đi vị chua, tiếp đến sên nhẹ trên bếp đừng để chúng chảy thành nước, sau đó để nguội.

Ngoài dâu và xoài, mẹ bỉm có thể chọn lựa thêm vào món trái cây nữa như thanh long, chanh dây, cam,…Vẫn giống với 2 loại trái cây trên bạn cũng thái nhỏ, thái mỏng ngâm đường hoặc xay ra nước và nấu sệt lại để dễ dàng cho vào hỗn hợp sữa chua đã ủ sẵn. Sau khi đã chế biến các loại trái cây bạn để nguội hẳn vào cho vào tủ lạnh.
Sữa chua lên men đã đủ thời gian, bạn có thể cho vào tủ lạnh. Đến bữa cho bé dùng thì bỏ thêm phần trái cây đã chế biến sẵn vào sữa chua và có thể dùng ngay lập tức.
Sữa chua đem đến lợi ích gì cho bé?
Sữa chua khi đã len men đủ giờ đủ nhiệt độ sẽ tạo ra một loại men vi sinh phù hợp với thể trạng non nớt của trẻ. Sữa chua hỗ trợ cho hệ tiêu hoá của bé được ổn định, thức ăn được tiêu hoá một cách dễ dàng hơn rất nhiều. Đối với những bé thường xuyên có triệu chứng táo bón, ăn không tiêu bạn nên cho bé ăn sữa chua thường xuyên.
Tốt nhất nên ăn vào buổi sáng hoặc xế chiều, lúc này bao tử sẽ dễ dàng tiết ra những loại vi sinh có lợi cho đường ruột. Đường ruột khoẻ mạnh sẽ giúp trẻ hấp thu dinh dưỡng tốt hơn, quá trình phát triển cũng thuận lợi hơn rất nhiều. Trẻ tiêu hoá kém sẽ ăn uống không ngon miệng, thể trạng thấp bé, dễ có nhiều bệnh vặt.
Sức khoẻ của bé là quan tâm hàng đầu của tất cả ông bố bà mẹ. Chế độ dinh dưỡng phù hợp, vận động điều độ sẽ giúp bé phát triển cao lớn và khoẻ mạnh hơn rất nhiều. Ngoài ra, sự quan tâm, trao đổi từ ba mẹ cũng là một giải pháp thấu hiểu cho con và giúp bạn gần gũi với con nhiều hơn.