Mì tôm là một trong những loại thực phẩm được ưa chuộng trên toàn thế giới. Vì chúng dễ dàng thực hiện, mùi vị lại ngon miệng, bạn có thể tìm mua ở bất kỳ siêu thị, tạp hoá, cửa hàng 24h. Ngày nay công nghệ mì gói đã lên một tầm cao mới, đa dạng mùi vị, sợi mì để phục vụ nhu cầu ngày càng cao của khách hàng.
Tuy nhiên câu hỏi đặt ra là liệu bà bầu có nên ăn mì tôm không? Một món ăn “quốc dân” thế này kể cả là thai phụ hay người bình thường đều rất ưa thích.
Những thành phần có hại có trong mì tôm
Chất bảo quản
Chất bảo quản là một thành phần trong hầu hết các thực phẩm đóng hộp, chúng có tác dụng giữ cho thực phẩm tươi ngon và kéo dài hạn sử dụng. Và đương nhiên với các món ăn như mì gói, phở gói,…thì chất bảo quan chính là thành phần đầu tiên luôn có mặt trong công thức chế biến. Nhằm mục địch giúp mì để được lâu, có thể sử dụng trong vài tháng.
Tuy nhiên loại chất này lại có ảnh hưởng không tốt đối với sức khoẻ con người. Điều đáng lo ngại nhất là chúng có tác hại đến sức khoẻ của thai nhi. Nếu duy trì thói quen sử dụng đồ hộp, đồ gói trong thời gian dài sẽ dẫn đến suy giảm hệ miễn dịch, suy giảm chức năng thận, gan,…Đồ ăn tươi sống được chế biến ăn tại chỗ vẫn là ưu tiên hàng đầu cho mẹ bầu.
Bột ngọt (mì chính)
Mì chính hay còn được gọi là bột ngọt, một gia vị không thể thiếu trong các món ăn của người Việt Nam. Thực tế thì mùi vị của bột ngọt không làm tăng sự đầm đà cho món ăn, nếu bạn cho quá nhiều sẽ gặp phải hiện tượng tê cổ, khó thở, khó tiêu, mệt mỏi,…Với sức khoẻ của người bình thường khi ăn mì chính đã gặp những hiệu tượng này, với mẹ bầu lại càng không tốt.

Nhiều chuyên gia khuyến cáo rằng với thức ăn dành cho mẹ bầu hoặc trẻ sơ sinh nên tối giản công đoạn nêm nếm. Hạn chế việc sử dụng bột ngọt để thực ăn giữ nguyên được chất dinh dưỡng cần thiết. Một lượng nhỏ mì chính thì cơ thể có thể đào thai theo thời gian, nhưng nếu dung nạp quá nhiều thì sẽ có hại với mẹ bầu và thai nhi.
Muối
Nói đến gia vị truyền thống mà lẫn người Âu, người Á đều sử dụng chính là muối. Muối giúp cho món ăn tăng phần đậm đà và ngon miệng hơn rất nhiều. Tuy nhiên muối có khả năng giữ nước khá cao, tăng nguy cơ cao huyết áp nhất là đối với phụ nữ mang thai. Những thai phụ có triệu chứng cao huyết áp thì bắt buộc phải thực hiện đẻ mổ để kịp thời lấy em bé ra khỏi bụng mẹ.
Bữa ăn của mẹ bầu được khuyên nên có đầy đủ chất đạm, chất xơ và vitamin. Đặc biệt mùi vị các món ăn của thai phụ chỉ dừng ở mức thanh đạm, vừa miệng không nên quá mặn hoặc quá ngọt. Quá mặn sẽ tăng huyết áp, quá ngọt sẽ tăng nguy cơ tiểu đường thai kỳ. Vì thế bạn nên chú trọng đến việc nêm nếm mỗi bữa ăn dành cho thai phụ bạn nhé!
TBHQ (Tertiary Butylhydroquinone)
TBHQ là một chất độc là chất liệu làm chất bảo quản trong một nhãn hiệu mì tôm. Loại hợp chất này còn có mặt trong thuốc trừ sâu, mỹ phẩm. Tuy chúng không có quá nhiều tác hại khi sử dụng ở lượng ít nhưng sẽ rất tiêu cực nếu bạn dung nạp quá nhiều trong cơ thể thai phụ. Người phụ nữ mang thai có sức khoẻ không được tốt như người bình thường, việc ăn uống cũng phải cẩn trọng hơn rất nhiều.
Bà bầu có nên ăn mì tôm không?
Như chúng ta đã biết mì tôm từ rất lâu đã trở thành một món ăn “quốc dân” luôn có mặt trong tủ chứa đồ ăn của mọi nhà. Lại đa dạng về chủng loại, mùi vị, thành phần: chua cay, vị bò, vị gà,…Mặt khác mì tôm được ưa chuộng trên toàn thế giới vì cách thức thực hiện khá là đơn giản, không mất nhiều thời gian. Tuy nhiên để có được công thức mì nhanh gọn thế này lại ẩn chứa nhiều thành phần có hại cho sức khoẻ.

Lý do đầu tiên mẹ bầu không nên ăn mì tôm vì chúng có chứa chất bảo quản và hoàn toàn không cung cấp bất kỳ chất dinh dưỡng nào cho cơ thể. Lý do thứ 2 là chúng lại còn tăng nguy cơ nóng trong người, tăng cảm giác khó chịu. Mì tôm chỉ thoả được cơn đói nhưng không mang đến bất kỳ chất dinh dưỡng nào cần thiết cho mẹ bầu lẫn thai nhi. Vì thế mẹ bầu nên hạn chế ăn mì tôm!
Những điều cần lưu ý đối với bà bầu
Chú ý đến chế độ dinh dưỡng
Đối với mẹ bầu dinh dưỡng là một trong những ưu tiên hàng đầu giúp chị em phụ nữ có một thai kỳ khoẻ mạnh. Thiếu chất hoặc dinh dưỡng không đảm bảo sẽ khiến mẹ bầu bị kiệt sức, thai nhi phát triển không tốt. Rất nhiều mẹ bầu trong suốt thai kỳ ăn uống thiếu chất, dẫn đến em bé khi ra đời mang nhiều bệnh bẩm sinh, sức đề kháng yếu.
Dinh dưỡng đầy đủ không đồng nghĩa với việc tẩm bổ quá đà, nhiều trường hợp cho thấy mẹ bầu tẩm bồ vượt mức cho phép khiến cân nặng tăng vọt, tăng nguy cơ tiểu đường thai kỳ. Ngoài ra, các mẹ còn có thói quen thích ăn duy nhất một món ăn nào đó sẽ liên tục ăn món đó suốt nhiều tháng. Thói quen này sẽ dẫn đến con dư chất, lại không dung nạp thêm những chất khác, ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện.
Vận động phù hợp
Thực tế mẹ bầu vẫn có thể duy trì thói quen thể dục thể thao mỗi ngày. Tuy nhiên biên độ vận động sẽ ở mức nhẹ nhàng, phù hợp với thể trạng của phụ nữ mang thai. Sẽ không thể tập những bà nâng tạ, tập mông cường độ sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến thai nhi. Các mẹ chỉ nên đi bộ nhẹ nhàng, các bài tập khởi động tay chân mỗi ngày dễ thư giãn gân cốt.
Tập yoga điều chỉnh hơi thở cũng là một cách giúp mẹ bầu giải toả căng thẳng và kiểm soát được cân nặng của mình. Tâm lý khó chịu, áp lực sẽ khiến mẹ bầu dễ bị trầm cảm hoặc có những suy nghĩ tiêu cực về bản thân. Vì thế hãy tham gia vận động phù hợp để điều hoà cơ thể, bình ổn tâm lý của mình chuẩn bị chào đón một thành viên mới trong gia đình.
Nghỉ ngơi điều độ
Chế độ nghỉ ngơi phù hợp sẽ là một trong những yếu tố hàng đầu giúp cho mẹ bầu có thai kỳ khoẻ mạnh. Áp lực từ công việc, gia đình khiến người mẹ bất ổn trong tâm lý, ăn uống không ngon miệng. Dinh dưỡng không đầy đủ sẽ tăng nguy cơ sảy thai, thai lưu. Thai nhi sau khi ra đời cũng có sức khoẻ yếu ớt, bệnh bẩm sinh là điều không tránh khỏi.

Mẹ bầu nên xây dựng thời gian nghỉ ngơi phù hợp, ngoài thời gian làm việc nên dành cho mình những phút thư giãn cuối ngày. Có thể cùng gia đình ăn uống, vui chơi lành mạnh, giao lưu cùng bạn bè cũng là một giải pháp giúp bạn giải toả căng thăng khi mang thai. Chúc bạn có thai kỳ khoẻ mạnh!